Thứ Hai, 28 tháng 9, 2009

NGƯỜI VỀ

Hôm vừa rồi vô tình tìm được tấm hình của Phật sống Ban Thiền Ngạch Nhĩ Đức Ni đời thứ 11, trong ảnh là một tăng nhân trẻ bước khoan thai trên cánh đồng lúa mì đương độ vàng ươm, gương mặt điểm xuyết nụ cười từ bi đầy an lạc, lòng chợt cảm xúc, vội lấy bút đề thơ cho bức ảnh và tạm đặt tên bài thơ và bức ảnh là  “Người Về”

 

 

Người về trên ruộng phước,

Gặt hái hạt đã gieo.

Thiện căn trồng bao thuở,

Nay hạt mẩy hương đời.

 

Người về trong chánh định,

Nếp áo phủ am mây,

Gió tràn qua khe nhỏ.

Đưa nụ cười bay xa,

 

Người về từ sinh tử,

Lắng nhịp thở chúng sinh.

Lặng nghe ngàn xao động,

Theo mỗi bước chân Thiền.

 

Người về giữa an nhiên,

Trăng từ soi tam giới.

Thánh âm truyền pháp nhũ,

Lối cũ, bóng Như Lai…

 

                             Dã Hạc Cư 28.09.2009

                             sơn dã cuồng nhân N.Đ

 

 

 

7 nhận xét:

  1. wow, hay!!! Mi`nh thi khong biet lam tho, nhung thich do.c tho nguoi khac. Ba.n chac la tu truong dai hoc nhan van ra ha? :)

    Trả lờiXóa
  2. @ndtran85 : cảm ơn bạn đã ưu ái ghé thăm Dã Hạc Cư, đã dành chút thời gian xem những vần thơ sơn dã, mong sẽ được bạn hạ cố thường hén.
    Bạn đoán đúng rồi, Đình tốt nghiệp từ trường ĐH KHXH&NV Tp HCM, hihihi xem ra tài đoán của bạn xuất thần thật, đoán là trúng ngay, bái phục bái phục !

    Trả lờiXóa
  3. 'Người về từ sinh tử' Mình băn khoăn với câu này
    bởi ' khi đã đạt được đến như vậy thì các bậc chân tu họ có còn ý niệm về sinh tử nữa không?
    'sắc bất thị không
    không bất thị sắc
    sắc tức thị không
    không tức thị sắc
    bất không bất sắc'

    Mọi thứ đều là không
    mạo muội hỏi vậy mong chỉ dạy.

    Trả lờiXóa
  4. @tocgiothoibay : trước tiên xin cảm ơn bạn đã dành chút thời gian ghé thăm Dã Hạc Cư của Đình. Đình khá bất ngờ với câu hỏi của bạn ko phải vì nội dung mà vì trước giờ chưa ai hỏi Đình vấn đề này cả. Đình không biết nhiều lắm về Phật học chỉ xin mạo muội đem cánh nghĩ của Đình nói cùng bạn.
    Đầu tiên về đoạn dẫn sắc không của bạn xuất xứ từ "Bát Nhã Ba La Mật Đa tâm kinh" do Tam Tạng Pháp sư trứ danh Trần Huyền Trang dịch trong đó có câu "Xá Lợi tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không không tức thị sắc thọ tưởng hành thức diệc phục như thị 舍利子,色不异空,空不异色,色即是空,空即是色,受想行识,亦复如是。" sắc là hữu tướng, không là vô tướng sắc chẳng khác không không chẳng khác sắc, sắc tức là không không tức là sắc có nghĩa là không vướng giữa có và không chứ không phải là không có gì het !
    trong kinh Kim Cang có đoạn kể chuyện Đức Phật chỉ tâm cho Ngài Anan, Ngài bảo Lahaula đánh chuông rồi hỏi Ngài Anan có nghe không, Anan đáp có nghe, đến khi chuông dứt tiếng Phật lại hỏi Anan có nghe không, Anan bảo không nghe, thế nên Phật quở có tiếng chuông thì nghe có tiếng chuông, không có tiếng chuông thì nghe không có tiếng chuông, cái tính nghe của người đâu vì có tiếng chuông mà có và vì không có tiếng chuông mà mất.
    sinh và tử là hai đầu của cuộc sống, người tỉnh giác là người biết rõ bản chất của sinh và tử, không kẹt giữa sinh và tử chứ đâu phải lạnh lùng vô cảm với sinh tử.
    người tu đạo mà không cảm được cái vui của chúng sinh, không cảm được cái buồn cái khổ của chúng sinh thì khác nào gỗ đá, mà gỗ đá thì sao độ được chúng sinh.
    Thế nên, có lần Đạt Ma hỏi Huệ Khả tâm con thế nào, Huệ Khả đáp tâm con rỗng rang. Đạt Ma vặn lại "coi chừng rơi vào không", Huệ Khả đáp lại ngay "mỗi mỗi hằng tri sao rơi vào không được". do vậy mới có câu "đa tình thị Phật tâm" yếu chỉ chính là chỗ đó !
    Theo Đình, người thấu triệt giáo lý không môn càng phải cảm nhận sâu sắc hơn về sinh tử, phải ra vào trong chốn ấy để phổ tế chúng sinh. vấn đề là "Lặng nghe ngàn xao động,Theo mỗi bước chân Thiền."
    Đình không biết nhiều về giáo lý, ăn đại nói bừa, có chỗ nào không phải mong bạn bỏ quá cho !
    Rất vui được đón bạn đến thăm Dã Hạc Cư !
    thân

    Trả lờiXóa
  5. Cảm nhận và cách giảng giải của Đình thật sâu sắc và sự hiểu biết của bạn về kinh Phật cũng không hề đơn giản quả thực giữa cuộc sống xôbồ như vậy mà tìm được một người chịu đọc và chịu hiểu về kinh Phật như bạn thật khó tìm , bái phục, bái phục.

    舍利子,是诸法空相,不生不灭,不垢不净,不增不减,
    Mình chỉ là người ngoại đạo không hiểu hết được ý nghĩa sâu xa trên nhưng thật không hổ thẹn là chúng ta đã có tâm để đọc nó đúng không? Mọi vật đều là không và trong cái ý niệm không ấy đều chứa mọi vật , nếu nói sắc tức thị sắc hoặc không tức thị không thì chúng ta đang vướng vào cái tâm chấp chước.
    Còn nói về sự sinh tử và thật không khỏi ngạc nhiên trước sự diễn giải của Đình.

    Trả lờiXóa
  6. @tocgiothoibay: thật hổ thẹn, chút hiểu biết nông cạn khiến bạn phải chê cười !
    trong cuộc sống, cũng nhờ vào chút kiến giải Phật học nên vẫn được an ổn trong cuộc sống rộn ràng !
    nói đến sắc không, Đình chợt nhớ một chi tiết trong tác phẩm Tây Du Ký rất thú vị ! khi thầy trò Đường Tăng đến Tây Lương nữ quốc, nữ vương bày kế đưa Đường Tăng đến tẩm cung, lại hỏi Đường Tăng "Ngự đệ gia gia thấy thiếp có đẹp không ?!", Đường tăng liếc nhìn nữ vương rồi hoảng hốt nhắm mắt lại trán đầy mồ hôi lẩm nhẩm "sắc tức là không", Nữ vương thật tinh quái, nhưng cái tinh quái của nữ vương Đình lại rất thích vì câu nói của nữ vương chính là yếu chỉ sắc không của Phật lý "đã nói sắc tức thị không thì cớ gì chàng lại nhắm nghiền đôi mắt lại chẳng dám nhìn em ?!"
    câu hỏi vặn lại hay quá ! sắc nếu là không tức lòng không dao động, chứ nhắm mắt lại rồi thì sao gọi sắc tức là không !
    xin đươc chia sẻ cùng bạn.
    mong lại được đón bạn đến Dã Hạc Cư !

    Trả lờiXóa
  7. woa,nghe sondacuongnhan va tocgiothoibay đàm đạo Phật học,thiệt hâm mộ wá:0

    Trả lờiXóa