NGƯỜI BIẾT VÂNG LỜI
Những buổi thuyết pháp của thiền sư Bàn Khuê không chỉ có các thiền sanh lam dự mà còn lôi cuốn rất nhiều người thuộc đủ mọi tầng lớp trong xã hội. Ngài không bao giờ viện dẫn kinh điển, cũng không đi sâu vào học thuyết cao siêu. Thay vì vậy, những lời Ngài nói ra luôn xuất phát từ tâm thức của Ngài và đi thẳng vào tâm thức người nghe.
Thính giả đông đảo của Ngài làm cho một vị tăng thuộc tông phái Nhật Liên (Nichiren) tức giận, vì đã có nhiều môn đồ rời bỏ ông để đến nghe giảng dạy về thiền. Vị tăng tự phụ này tìm đến Ngài Bàn Khuê quyết tâm tranh luận với Ngài.
Đến nơi ông ta gọi lớn : “Này, thiền sư ! Đợi chút đã nào ! Những ai kính trọng ông đều sẽ vâng lời ông, nhưng người như tôi đây không kính trọng ông, liệu ông có thể làm cho tôi vâng lời ông chăng?”
Thiền sư Bàn Khuê nói: “Được, ông cứ đến bên tôi, tôi sẽ cho ông thấy.”
Ông tăng ra vẻ tự đắc rẽ đám đông tiến về phía Ngài Bàn Khuê. Ngài Bàn Khuê khẽ mỉm cười nói: “Được rồi, hãy đến đứng bên trái tôi.”
Ông tăng làm theo. Nhưng Ngài Bàn Khuê lại nói: “Ồ không, có lẽ chúng ta sẽ nói chuyện tốt hơn nếu ông đứng bên phải tôi. Nào, hãy bước sang đây.”
Ông tăng vẫn với vẻ tự phụ, bước sang đứng bên phải Ngài Bàn Khuê.
Thiền sư kết luận: “Ông thấy đó, ông thật biết vâng lời, và tôi nghĩ ông là một người rất hòa nhã. Nào, bây giờ xin hãy ngồi xuống đó lắng nghe!”
(trích Gõ Cửa Thiền, Nguyên Minh dịch&chú giải, nxb văn hóa thông tin 2008, tr 23)
* Phiến luận :
Vì sao “sân” đứng trước “si”?! sân hận luôn là đầu mối của si mê vậy !
Thiền sư Bàn Khuê có cùng chức vời ông tăng này không thầy?
Trả lờiXóa