Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2010

phi ngô sở dục...



 

PHI NGÔ SỞ DỤC…

 


Trưa nay, sau khi diễn đàn kết thúc, Phó Hiệu trưởng chỉ đạo cùng đi dùng cơm trưa với lãnh đạo Trung ương về dự diễn đàn giáo dục, cực chẳng đã phải đi!

Tuy rằng bài tham luận sáng nay được đánh giá cao, nhưng giờ thì lại không muốn nói gì nữa! Mà cũng phải thôi, cần nói đã nói, cần góp ý cũng đã góp ý, còn như những điều ấy cón gì đọng lại trong lòng các cụ lớn hay không thì đó lại là trách nhiệm của các cụ, trách nghiệm của ta bây giờ là ăn và ăn!

Nhưng cũng lạ, khi không nói thì dường như khả năng quan sát của con người ta tăng lên gấp bội, và rồi thì là bao nhiêu chuyện buồn cười cứ đập vào mắt mình, nhất là khi ta ngồi đúng vào vị trí đẹp nhất của góc nhìn – đối diện với đoàn lãnh đạo Trung ương! Nào co gối, nào khom lưng, nào kính anh, nào trình cụ, nào lấy thức ăn vào chén, nào rót rượu vào ly, khi lấy khăn, lúc châm thuốc, nhất nhất đều “tất cung tất kính” như con trẻ hồi đầu tưởng nhớ công ơn trời bể của Cha Mẹ mà mang lòng phục dịch vậy!

Ngay phút ấy, ta thấy mình như lạc lỏng giữa một thế giới khác hẳn cái góc Dã Hạc Cư của mình, và cũng chính ngay phút ấy ta chợt thấy lòng ta đồng cảm hơn bao giờ hết với Khuất Nguyên xưa, dòng sông Mịch La như chợt long lanh bóng hình người năm cũ!

Ta không thản thốt “Ôi cả đời say riêng mình ta tỉnh, cả đời đục chỉ mình ta trong” như cụ Tam Lư thuở nọ, ta chỉ thầm mượn lại câu nói năm xưa của Đào Uyên Minh “vi ngũ đấu mễ nhi chiết yêu, phi ngô sở dục dã 为五斗米而折腰非吾所欲也”* để cười vang giữa kiếp phù sinh!

 


                                                                        Dã Hạc Cư 29.05.2010

                                                                 Sơn dã cuồng nhân Lê Ngọc Đình

                                                                           cuồng trung đề bút

 

 


* chỉ vì 5 đấu gạo (chỉ lương bổng) mà phải khom lưng, đó đâu phải là điều ta muốn.

Câu nói trứ danh này của danh sĩ Đào Uyên Minh (Đào Tiềm). Chuyện kể rằng, ngày xưa khi ông còn làm quan, một hôm nhân có thượng cấp tới, thuộc hạ nhắc nhở ông mặc áo đội mũ ra tiếp đón, bất chợt ông cảm thấy chán chường cái cảnh khom lưng uốn cật bợ đỡ chốn quan trường nên đã thốt lên câu nói trên rồi treo ấn từ quan về quê cày ruộng đọc sách giữ gìn khí tiết thanh cao của mình. Khi đó ông có viết bài từ “Quy khứ lai hề” (Về đi thôi) rất nổi tiếng.

 

27 nhận xét:

  1. Các nhà báo nổi tiếng là "không khom lưng". Nhưng khi gặp các "cụ lớn" xem, thằng nào cũng phải cung kính dù trong lòng không phục chút nào! Khom lưng rót trà thì dù gian cỡ nào cũng yên thân. Không khom lưng thì dù chính cỡ nào cũng bị đánh gục!

    Thôi thì ta rót trà tôn trọng và lịch sự, không khom lưng là được rồi!

    Thời đã thế ta thời phải thế thôi!

    Trả lờiXóa
  2. vâng, rất cảm ơn Zip chia sẻ cùng em! Đợt vừa rồi Zip làm em sợ quá, ấn tượng của em về anh Zip là một người rất ư lịch lãm và tinh tế, em ko thích nghe Zip chửi thề tí nào, em nói thật đấy Zip à, ko giống Zip tí nào!
    Đời biến động nhưng anh đừng biến động, khi nào bức xúc quá thì cứ tắt máy đi Zip ơi, để khi bình tâm lại Zip lại về trong vòng tay của bè bạn thân thương!
    Thương Zip lắm mà sao vẫn sợ Zip lắm!

    Trả lờiXóa
  3. Thôi thì tìm về Dã Hạc Cư mà trút nỗi lòng như thế này. Cứ chú tâm vào việc...trồng người vậy. Chúc Đình cuối tuần lấy lại được chút niềm vui.

    Trả lờiXóa
  4. Đình đúng là Thầy giáo mẫu mực! Nhà báo thì phải bụi đời, nhà báo thì "lăn lộn giang hồ" và phải thâm nhập vào đủ thứ tầng lớp xã hội cho nên khi cần thì lịch lãm, khi gặp du côn thì phải bụi bặm Đình ạ. Anh không sao đâu! Anh lì lợm lắm. Đình đừng sợ gì nghen!

    Đêm nay anh khoẻ một chút, vào blog một chút thôi rồi anh đi nghỉ. Không kịp đi thăm tất cả bạn bè!

    Trả lờiXóa
  5. Dạ vâng, thưa anh! Cảm ơn anh đã chia sẻ, chắc có lẽ không đâu bằng cái góc Dã Hạc Cư nhỏ bé của chính đâu anh nhỉ!
    chúc anh một đêm thật bình an nhé!

    Trả lờiXóa
  6. dạo này em không qua cm bên nhà anh Zip thường, vì có những lúc sợ một chút vô tình nào đó gây cho Zip thêm buồn, chỉ lặng lẽ sang nhà thăm Zip thôi nhưng lúc nào em cũng mong Zip khoẻ mạnh, cả thể xác lẫn tâm hồn!
    Cố gắng lên nhé anh Zip lịch lãm!
    em nghĩ anh nên nghỉ sớm đi, như thế sẽ tốt cho sức khoẻ của anh đấy ạ!

    Trả lờiXóa
  7. Thích vấn đề này à nha !
    Nói hoài nói mãi nói mãi ko bao gờ hết cái cảnh này...:-)

    Trả lờiXóa
  8. nhưng cái dzấn đề nì nó ần cho ngừ ta ghek đó bạn Only ơi, ở đó mà thích!

    Trả lờiXóa
  9. Dạ em không biết anh Zip là ai nhưng giờ thấy quý anh rồi.
    Em ngưỡng mộ lời bình này của anh Zip.
    Em có thấy Đình bảo anh Zip "bụi bặm", em ủng hộ anh hết mình. Cứ "bụi bặm" đi anh Zip, thầy em khuyên tụi em làm vậy đấy. Phải một lần cho cuộc đời này thấy ta không nai không luồn cúi....

    Trả lờiXóa
  10. Cuộc đời là một sân khấu mà em! :)

    Trả lờiXóa
  11. ec, tui nói ông Zip "bụi bặm" hùi nào, Zip tự nhựn đó chứ chài!

    Trả lờiXóa
  12. dạ, và em cũng đang cố đóng cho trọn vai của mình nè chị!

    Trả lờiXóa
  13. Er dzô nhà mà ko để lại gì ngoài dấu chân nha, thấy rùi đó!

    Trả lờiXóa
  14. ò, dzậy đó!
    ủa, mà sao thấy?!

    Trả lờiXóa
  15. á à, tui biết gòi nhoa, lòa linh củm con gứa đóa mòa á à hehehe

    Trả lờiXóa
  16. À Only sai rồi, anh Zip tự nhận.

    Trả lờiXóa
  17. Cong lưng như tôm hùm thì để có được chức vị, tiền bạc trong xã hội thui.Còn thẳng quá thì hổng ai ưa.Hazzz...Đúng là đời....

    Trả lờiXóa
  18. Thế anh có biết bác "Phó" chỉ đạo anh đi vì rằng không?

    Trả lờiXóa
  19. Ối ba cái chiện này phức tạp lắm! Có câu đầu nhỏ thì đừng có ham đội nón to.
    Tỷ tự biết khả năng mình có hạn nên chỉ tập trung chiên môn thui. Mấy cái zụ luồn cúi, khom lưng tỷ hổng có khiếu, không dám bình lựng gì. He he!

    Trả lờiXóa
  20. ò, biết nhận lỗi vậy tốt đó, hý hý hý

    Trả lờiXóa
  21. chuyện nớ quên hỏi bác í rầu!

    Trả lờiXóa
  22. dạ tỷ, em cũng chỉ muốn tập trung chuyên môn thôi mà khốn nỗi là chưa dứt ra được ạ!

    Trả lờiXóa
  23. Thôi hãy sống như ông lái đò kìa Đình. :)

    Trả lờiXóa
  24. thì đó, đang học theo ông nớ đó An ơi!

    Trả lờiXóa