trăn trở với nghề... | for everyone |
riêng một lối đi…
viết cho mình để mừng một tuổi nghề
xin chia sẻ cùng những ai đang trăn trở với nghiệp trồng người
và xin tặng cho các môn sinh đã, đang và sẽ chọn nghiệp làm Thầy
Mỗi
năm, cứ đến ngày lễ của những người Thầy tôi lại tự mừng mình một tuổi
nghề bằng một bài thơ, đó như một lời minh chí giúp bản thân mình vững
dạ vững lòng mà lèo lái con đò mang sứ mạng hướng về nơi nguồn sáng.
Nhưng năm nay sẽ không như sáu năm qua, năm nay tôi muốn viết một cái gì
đó, viết cho mình và cho các môn sinh.
Bảy
năm, trót bảy năm chớp mắt thoi đưa vai vương bụi phấn, chẳng phải dài
nhưng cũng đủ để nghiệm ra chân lý diệu huyền. Bảy năm rồi có biết bao
là kỷ niệm vui buồn trong mối đạo.
Người
xưa nay vẫn bảo, sư phạm là một nghề cao quý, nên chăng chính vì lẽ ấy
mà Đình tôi chọn nghề để kết thành nghiệp thành duyên, mang cả máu tim
mình vun vén mỗi gốc cây đời cho mai hậu. Song, thời cuộc làm nên sự
thay đổi hay lòng người ngày một tha hoá đi, ngành nghề lý tưởng mà xưa
kia tôi háo hức trông chờ giờ sao quá nhiều điều bất như ý!
Có
vị tiến sỹ từng học Mỹ về đã phát biểu trong buổi họp với các giảng
viên, nhân viên thuộc cấp thế này “các Thầy Cô nên trăn trở với ngành
nghề của mình. Ở đây, trong phòng họp này thử hỏi có được bao nhiêu Thầy
Cô đã coi sinh viên là khách hàng của mình để mình có
thái độ chăm sóc chu đáo hơn, các Thầy Cô nên nhớ sinh viên là sự sống
còn của chúng ta…”! Thoáng nghe câu “trăn trở với ngành nghề” tôi đã rất
phấn khởi những tưởng có người đồng cảm sẽ chia, nhưng sau cái giây
phút thoáng qua ấy, tôi quá ngỡ ngàng với vế sau của lời phát biểu! Ai
không biết sinh viên là sự sống còn của một trường học, song cái chúng
ta cần là chất lượng đào tạo, là đầu ra của trường chứ đâu phải là chiều
chuộng sinh viên để bóp cổ lấy tiền! Tôi quá hụt hẫng với cụm từ “khách
hàng” bởi lẽ nếu đã xem học trò mình là khách hàng thì mặc nhiên cũng
thừa nhận đấy chính là Thượng Đế!
Lịch
sử phân kim cổ, văn hoá định Đông Tây, tuỳ mảnh đất con người mà có
phương thức giáo dục khác nhau. Người thành công không phải là người bảo
thủ cái của mình, cho đó là tối ưu nhất và ra sức bài xích của người;
người thành công chính là người biết khéo dung hoà Đông Tây kim cổ, biết
tiếp thu một cách chọn lọc trên nguyên tắc làm giàu cho vốn có của của
mình chứ không phải thay thế những giá trị trân quý mà mình đang có, thế
nhưng dường như có quá nhiều người “trí thức” trẻ đang cố tình không
nhận ra điều này, tạo nên một thảm hoạ cho giáo dục đương đại ảnh hưởng
cực lớn đến sự nghiệp trồng người, hậu quả mà nó để lại sẽ không một ai
lường trước được bởi lẽ “người hành nghề y mà sai lầm sẽ giết chết một
mạng người, người làm chính trị mà sai lầm sẽ giết chết một quốc độ,
nhưng người làm văn hoá mà sai lầm thì sẽ giết chết cả một thế hệ”!
Thế
mới thấy cùng trăn trở với một ngành nghề cao quý, nhưng đâu phải là ai
cũng giống như ai! Người trăn trở cho mầm xanh cuộc sống, kẻ trở trăn
vì ấm cật phì da! Và thế mới thấy cái đạo làm Thầy phải đâu ai cũng
được!
Có
lần, có môn sinh hỏi tôi “thưa Thầy, em có thể hỏi Thầy mấy câu được
không, em bức xúc quá”, tôi bảo “em cứ hỏi đi, Thầy đang nghe em đây”.
Thế là bạn sinh viên ấy hỏi “thưa Thầy thế nào là một nhà Sư Phạm?” em
hỏi tôi với ánh mắt rất hoang mang như đang tìm một điểm tựa.
Tôi trả lời “học
cao vi SƯ thân chính vi PHẠM, người học cao thì có thể làm Thầy (Sư)
của người, sống đạo đức ngay thẳng thì có thể làm tấm gương (Phạm) cho
người. Điều đó có nghĩa là Thầy hay một nhà sư phạm phải luôn ý thức
trang bị cho mình cả về tri thức lẫn đạo đức”.
“Thưa Thầy, thế nào là một người Thầy chân chính?”
“Một người Thầy chân chính là một người Thầy không bao giờ đứng trên đôi vai của học trò mình để làm kinh tế.
Nên để kinh tế theo sau chất lượng giáo dục, đừng biến giáo dục thành
tấm áo khoác cho mưu đồ kinh tế, giáo dục là phi lợi nhuận nhưng cũng có
thể là siêu lợi nhuận, chọn lối đi nào sẽ quyết định nhân cách của một
người Thầy”
“Thưa Thầy, em cũng chọn con đường sư phạm, Thầy có thể cho em một lời khuyên để trở thành một người Thầy thành công?”
“Thành công thì không dám nói, nhưng theo tôi một người Thầy thành công là người Thầy có khối óc của người Cha, trái tim của người Mẹ và tấm chân tình của một người Bạn.
Phải biết định hướng và nghiêm khắc khi cần, nhưng không vì tình cảm mà
thành kiến hay ghét bỏ mà phải biết an ủi về đúng lúc và nhất là có
những khi phải biết rời bục giảng, ngồi lại bên học trò mở lòng chia sẻ
như một người bạn thân.”
Môn
sinh của tôi dường như hài lòng về những câu trả lời của tôi, ánh mắt
của cô sinh viên nhỏ như sáng lên một niềm tin ngành nghề phía trước.
Đêm
về, tôi nằm suy nghĩ lại những câu trả lời của mình, tôi nghiệm lại
trong suốt bảy năm qua đúng là lúc nào tôi cũng ý thức được là mình đang
theo đuổi công việc của một nhà sư phạm, luôn nghiêm khắc khi cần, luôn
lắng nghe và chia sẻ lúc hợp thời…tôi hướng mắt về kệ sách và mỉm cười
giữa bóng đêm đang bao trùm cả gian phòng nhỏ, ừ thì tôi đã vạch ra được
cho mình một lối nhỏ để đi riêng!
Dã Hạc Cư ngày hiến chương năm 2011
tục khách sơn dã cuồng nhân
* ảnh sưu tầm từ internet
tonthathoa wrote on Nov 20, '11
Dạy đúng, sống đúng. Dạy hết mình, sống hết mình thì không còn gì phải trăn trở nữa đâu thầy giáo Đình ơi :-)
|
sondacuongnhan wrote on Nov 21, '11
tonthathoa said
Dạy đúng, sống đúng. Dạy hết mình, sống hết mình thì không còn gì phải trăn trở nữa đâu thầy giáo Đình ơi :-)
dạy
đúng, sống đúng là cái hiển nhiên rồi Thầy ạ, nhưng không vì thế mà
không trăn trở, nếu không thì cụ Ức Trai đâu từng phải thốt lên "cổ lai
thức tự đa ưu hoạn" chứ ạ!
|
sondacuongnhan wrote on Nov 21, '11
uyenvan said
Bài viết của thầy có nhiều dòng thấm thía! Thanks.
dạ, cảm ơn Chị đã chia sẻ!
|
sondacuongnhan wrote on Dec 16, '11
ttbt said
Một người thầy chân chính không bao giờ nghĩ mình chính danh thầy.Kẹt bởi chữ thầy.
:))
|
ttbt said
Một người thầy chân chính không bao giờ nghĩ mình chính danh thầy.
Không
hẳng là như vậy, nếu mà quên tuốt bổn phận và trách nhiệm của một người
Thầy thì không thể đứng lớp giản dạy được. Trước hết phải nhớ mình là
ai, đang làm gì, đang ở địa vị nào và trách nhiệm của mình là phải như
thế nào. Sau khi nhớ rồi thì phải đi xa hơn một bước nữa là phải trở
lại làm học trò của người và của chính bản thân mình. Sau cùng là phải
quên cả thẩy và chỉ còn một chữ Sống mà thôi -- Sống đúng là sống không hổ thẹn với lương tâm mình.
|
sondacuongnhan said
theo
tôi một người Thầy thành công là người Thầy có khối óc của người Cha,
trái tim của người Mẹ và tấm chân tình của một người Bạn. Phải biết định
hướng và nghiêm khắc khi cần, nhưng không vì tình cảm mà thành kiến hay
ghét bỏ mà phải biết an ủi về đúng lúc và nhất là có những khi phải
biết rời bục giảng, ngồi lại bên học trò mở lòng chia sẻ như một người
bạn thân.
Nghe thật ấm lòng. Phải chi ai cũng cư xử với nhau như vầy thì VN đâu ra nông nỗi như ngày nay .....
|
sondacuongnhan wrote on Dec 16, '11
tunthai said
Nghe thật ấm lòng. Phải chi ai cũng cư xử với nhau như vầy thì VN đâu ra nông nỗi như ngày nay .....
cảm ơn đã chia sẻ!
|
sondacuongnhan wrote on Dec 16, '11
tunthai said
Tôi
vào trang nhà của bạn thì đã nghe có cái gì khác khác kẻ tầm thường.
Mong rằng bạn luôn giữ tâm hồn vị tha và sâu sắc để con em nhờ vào đó mà
tiến bộ và VN sẽ có ngày phồn thịnh và sáng sủa trở lại .
Dạ, thế nên Đình mới bảo bản thân mình điên đấy ạ!
|
sondacuongnhan wrote on Dec 16, '11
tunthai said
Thôi nhé, cảm ơn bạn nhiều. Chúc bình an và thành công trong trách nhiệm làm thầy, làm người.
dạ vâng, cảm ơn đã ghé thăm tệ cư!
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét