VĂN HÓA LĨNH NAM – Ý NGHĨA THỜI ĐẠI
“Một quyển “Đàn Kinh”,
đã dung hợp lý Thiền cơ của Phật giáo với văn hóa Trung Hoa,
thành một quyển “tông kinh” của Phật giáo Thiền Tông Trung Quốc;
nhất phái nam thiền ngàn năm bất diệt,
trở thành mạng mạch chủ đạo của Phật giáo Trung Quốc. ”
Lục Tổ Huệ Năng 六祖慧能của
Thiền Tông Trung Quốc là một nhân vật vừa chân thực vừa thần bí, ngộ
đạo trước xuất gia sau, thành Tổ trước làm tăng sau, tuy mù văn song lại
có đại trí; Lục Tổ Huệ Năng có thể Trung Quốc hóa Phật giáo, sáng lập
ra Thiền Tông mà cho đến nay vẫn còn ảnh hưởng sâu rộng trên khắp thế
giới; “Lục Tổ Đàn Kinh六祖坛经” là một bộ điển tịch Phật Thiền duy nhất do người Trung Quốc viết được tôn xưng là “Kinh”, Mao Trạch Đông 毛泽东gọi bộ “Đàn Kinh” này là “kinh Phật của nhân dân lao động劳动人民的佛经”.
1. Huệ Năng là một vĩ nhân
Mao Trạch Đông đã từng nói, trong lịch sử Quảng Đông đã từng xuất hiện hai vị vĩ nhân, một vị là Tôn Trung Sơn 孙中山và một vị nữa là Lục Tổ Huệ Năng. Cái
“vĩ đại” của Tôn Trung Sơn thì có lẽ chúng ta không cần phải tốn giấy
mực để bàn cãi thêm, nhưng cái “vĩ đại” của Huệ Năng là “vĩ đại” chỗ
nào? Những tài liệu lịch sử mang tính chân thật liên quan đến Lục Tổ Huệ
Năng sẽ cho ta câu trả lời vừa ý :
-
Huệ Năng xuất thân bần hàn, là một người mù văn chưa từng tiếp thu qua
giáo dục, thế nhưng lại được tuệ thức nơi Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn五祖弘忍,
mật truyền y bát, trở thành vị Tổ truyền thừa đời thứ 6 của Thiền tông
Trung Quốc, hoàn thành quá trình Trung Quốc hóa Phật giáo Ấn Độ, sáng
lập một trường phái Phật giáo phù hợp với tính cách con người và văn hóa
Trung Quốc, để lại dấu ấn và sức ảnh hưởng sâu rộng khắp nơi trên thế
giới cho đến tận ngày nay.
-
“Lục Tổ Đàn Kinh” là một bộ điển tịch Phật Thiền duy nhất do người
Trung Quốc viết được tôn xưng là “Kinh”, được dịch ra thành nhiều thứ
ngôn ngữ khác nhau phổ biến rộng khắp cả 5 châu lục. Mao Trạch Đông gọi
bộ “Đàn Kinh” này là “kinh Phật của nhân dân lao động”.
- Các bậc Đế Vương từ Đường triều 唐朝về sau luôn có một sự cung kính rất mực đối với Huệ Năng, lòng kính trọng chỉ có tăng không có giàm. Võ Tắc Thiên武则天 và Đường Trung Tông唐中宗 từng hai lần hạ chiếu thư và phái đặc sứ đến Thiều Châu 韶州cung
đón Huệ Năng nhập cung cúng dường, tham hỏi đạo pháp cùng Huệ Năng,
nhưng sau đôi lần Huệ Năng từ chối khéo không nhập cung, triều đình đã
ban thánh chỉ biểu dương công lao giáo hóa cho quốc dân của Huệ Năng,
lại còn khâm tứ cho Huệ Năng những pháp khí và vật dụng như bình bát pha
lê, ca sa, vải vóc….., Đường Trung Tông tứ tặng cho Tân Châu Long Sơn 新州龙山nơi ở cũ của Huệ Năng tên gọi “Quốc Ân Tự国恩寺”, chính tay ngự bút đề tặng biển ngạch “Sắc tứ Quốc Ân tự敕赐国恩寺”. Đến năm Càn Nguyên乾元
nguyên niên thời Đường (công nguyên 758), triều đình cung nghinh ca sa
của Lục Tổ Huệ Năng nhập cung cúng dường, mãi đến năm Vĩnh Thái 永泰thứ 9 (công nguyên 765) Hoàng Đế Đại Tông代宗 mộng thấy Lục Tổ Huệ Năng đến hối trả pháp y ca sa mới chịu cho người hộ tống đưa ca sa trở lại Tào Khê曹溪. Đường Tuyên Tông 宪宗vào năm Nguyên Hòa元和 thứ 11 đã tứ tặng ích hiệu cho Huệ Năng là “Đại Giám Thiền Sư大鉴禅师” tứ ban cho tháp phụng thờ chân thân Huệ Năng là “Linh Chiếu Chi Tháp灵照之塔”. Vào năm thứ 3 niên hiệu Chí Đạo至道 triều Tống 宋(công nguyên 997), Thái Tông太宗 tứ phong ích hiệu cho Lục Tổ Đại Sư là “Đại Giám Chân Không Thiền Sư大鉴真空禅师”, đến năm Thiên Thánh天圣 thứ 10 (công nguyên 1032) Tống Nhân Tông 宋仁宗
nghênh thỉnh chân thân và y bát của Lục Tổ Đại Sư nhập cung vào Đại Nội
cúng dường, gian ban thêm ích hiệu cho Đại Sư là “Đại Giám Chân Không
Phổ Giác Thiền Sư大鉴真空普觉禅师”. Sang đến thời Tống Thần Tông宋神宗 lại gia phong thêm ích hiệu “Đại Giám Chân Không Phổ Giác Viên Minh Thiền Sư大鉴真空普觉圆明禅师”. Đến thời Nguyên元, hoàng đế Nhân Tông仁宗 lại ngự tứ gia ban thêm ích hiệu một lần nữa “ Đại Giám Chân Không Phổ Giác Viên Minh Quảng Chiếu Thiền Sư大鉴真空普觉圆明广照禅师”.
- Ba nhà đại văn hào của thời Đường là Vương Duy王维, Liễu Tông Nguyên柳宗元 và Lưu Vũ Tích刘禹锡 lần lượt đều có viết bi ký cho Lục Tổ Huệ Năng.
Một
nhân vật như thế, cho dù là trong lịch sử của tỉnh Quảng Đông hay thậm
chí cả trong lịch sử của Trung Quốc e rằng cũng khó tìm được một nhân
vật thứ hai như thế. Huệ Năng quả thật là một vĩ nhân.
2. Huệ Năng là nguời khai sáng thực tế Phật giáo Trung Quốc
Phật giáo từ khi đông lai Hoa Hạ 华夏vào thời Lưỡng Hán两汉, dần dà đã hình thành nên vô số chi phái, trong đó có thể nói Thiền Tông禅宗 là tông phái lớn mạnh nhất. Về nguồn gốc Thiền Tông, phần lớn ý kiến cho rằng được khơi nguồn từ việc Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni 释迦牟尼 “niêm hoa vi tiếu拈花微笑” trên hội Linh Sơn灵山, đến Bồ Đề Đạt Ma 菩提达摩đã trải qua 28 đời Tổ sư. Nếu xem Bồ Đề Đạt Ma là thủy tổ khai sáng Thiền Tông Trung Quốc, trải qua nhị tổ Huệ Khả慧可, tam tổ Tăng Xán僧灿, tứ tổ Đạo Tín道信, ngũ tổ Hoằng Nhẫn弘忍
và đến Huệ Năng kế thừa tổ vị làm tổ thứ 6. Căn cứ vào mạch phát triển
của Thiền Tông Trung Quốc như thế, vậy tại sao lại gọi Huệ Năng là người
khai sáng Phật giáo Trung Quốc? Muốn thấu triệt vấn đề này, trước tiên
cần phải có một khái niệm căn bản về Phật giáo Trung Quốc. Để được gọi
là Phật giáo Trung Quốc tối thiểu cần hội đủ 2 phương diện : thứ nhất là
nó nhất định phải hàm chứa những giáo lý cơ bản của Phật giáo, nếu
không thì nó không được gọi là Phật giáo; thứ hai là nó nhất định phải
mang màu sắc của Trung Quốc bản địa, nếu không nó sẽ không được gọi là
Phật giáo Trung Quốc.
Quá
trình Trung Quốc hóa Phật giáo không phải trong phút chốc mà có thể
thành công được. Phật giáo Ấn Độ khi mới vừa du nhập vào Trung thổ, đã
có một thời gian dài, một quá trình lien tục xung đột đấu tranh, hòa
hoãn rồi dung hợp với văn hóa truyền thống Trung Quốc, và quá trình đó
chính là cái mà chúng ta vẫn hay gọi là quá trình Trung Quốc hóa Phật
giáo Ấn Độ. Trong suốt quá trình ấy, các vị cao tăng thạc đức dày công
khổ nhọc, ra sức mở lối dẫn đường, thu hoạch được những thành tựu đáng
kể, thế nhưng đến trước thời Huệ Năng tiến trình Trung Quốc hóa Phật
giáo vẫn chưa hoàn tất.
Huệ Năng đã trên cơ sở kế thừa những thành tựu của lịch đại tổ sư kết hợp với trí tuệ siêu việt của Ngài đã sáng tạo ra “Nam Tông đốn giáo thiền pháp南宗顿教禅法” (còn gọi là Nam
tông hay Đốn giáo). Cách nhìn về Phật tính, về tu hành, về giải thoát
của Huệ Năng không phương diện nào là không hiển hiện sự kỳ đặc và độc
đáo : đã không rời xa giáo lý căn bản của Phật giáo lại mang nét đặc
trưng của văn hóa bản địa, đã hàm chứa nét văn hóa căn bản của Trung
Quốc lại không rời xa lập trường căn bản của Phật giáo. Thế là, quá
trình Trung Quốc hóa Phật giáo rốt cuộc cũng đã hoàn thành.
Hoàn
thành xong quá trình Trung Quốc hóa Phật giáo – Thiền Tông cuối cùng
cũng trở thành dòng chảy chính thống của Phật giáo Trung Quốc, trở thành
một danh từ đại diện cho Phật giáo Trung Quốc. Từ đó, khi nói đến Phật
giáo Trung Quốc thì nhất định phải nói đến Thiền
tông, nếu nói đến Thiền tông thì nhất định phải nói đến Lục Tổ Huệ Năng.
Nói khác đi, nếu nói đến Phật giáo Trung Quốc mà không nói đến Thiền
tông thì không có chủ thể, khi nói đến Thiền tông mà không nói đến Lục
Tổ Huệ Năng thì không có hạt nhân. Chẳng trách dưới ngòi bút của Liễu
Tông Nguyên, dòng Thiền Tào Khê của Huệ Năng trở thành đầu nguồn của
Thiền tông Trung Quốc : “Phàm ngôn Thiền giả, giai bổn Tào Khê凡言禅者,皆本 曹溪。” (phàm là những bậc Thiền giả đều bắt nguồn từ Tào Khê).
Một
quyển “Đàn Kinh”, đã dung hợp lý Thiền cơ của Phật giáo với văn hóa
Trung Hoa, thành một quyển “tông kinh” của Phật giáo Thiền Tông Trung
Quốc; nhất phái nam thiền ngàn năm bất diệt, trở thành mạng mạch chủ đạo
của Phật giáo Trung Quốc. Lục Tổ Huệ Năng Đại Sư lẽ nào lại không phải
là người khai sáng Phật giáo Trung Quốc sao ?
3. Văn hóa Lĩnh Nam đã sản sinh ra Lục Tổ Huệ Năng
Huệ
Năng, một con người bần hàn, mù chữ lại thành Phật thành Tổ thành vĩ
nhân, đây quả là một câu đố nan giải lưu lại cho hậu thế. Vấn đề khiến
người ta nghi vấn nhiều nhất là một người mù chữ như Huệ Năng làm sao có
thể lãnh hội, liễu ngộ được Phật điển mà tự thân những trước tác ấy vốn
đã vô cùng thâm sâu huyền diệu để trở thành Tổ sư ? Một người chưa từng
được thấm nhuần một cách có bài bản tầng thứ hệ thống lý luận của giáo
lý Phật giáo lại có thể để lại cho đời sau một hệ thống thiền cơ, lý
viên dung như thế ?
Để
lý giải được một cách triệt để câu đố này cố nhiên không dễ, tuy nhiên
ta có thể xem xét từ hai góc độ khách quan và chủ quan, ta vẫn có thể lý
giải được phần nào.
Huệ
Năng tuy chưa tiếp thu qua giáo dục, nhưng điều đó hoàn toàn không đồng
nghĩa với ngu si mông muội, Huệ Năng tuy xuất thân trong tầng lớp bần
cùng của xã hội, nhưng điều đó cũng hoàn toàn không có nghĩa là hạ tiện.
Kỳ thực, thân phụ của Huệ Năng thuộc tầng lớp quan lại có văn hóa, tố
chất thông minh vốn đã sẵn có, nếu truy ngược về cội nguồn của Huệ Năng,
chúng ta sẽ thấy Huệ Năng chính là hậu duệ của bậc đại Nho đời Hán – Lô
Trực卢植.
Thế nên, qua cuộc đối đáp giữa Huệ Năng với Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn trong lần
sơ kiến cũng như những lời đối đáp với ni cô Vô Tận Tạng 无尽藏khi
chưa kế thừa Tổ vị cũng đủ cho ta thấy không câu nào trong lời đối đáp
lại không lộ rõ cơ phong, không câu nào không thể hiện sự cơ trí thông
tuệ hơn người của Huệ Năng. Câu danh ngôn “hạ hạ nhân hữu thượng thượng
trí下下人有上上 智” (người hạ tiện tột cùng lại có cái trí vô thượng) của Huệ Năng Đại sư quả thật thích hợp để phản ánh chính Đại sư.
Văn hóa Lĩnh Nam岭南,
hay cụ thể hơn một chút là văn hóa Phật giáo Lĩnh Nam đã có sức ảnh
hưởng hết sức to lớn đối với việc Huệ Năng chứng ngộ thành Phật thành
Tổ. Lĩnh Nam từ trước tới nay vẫn luôn bị coi là văn hóa sa mạc, nhưng
nếu nhìn từ góc độ văn hóa Phật giáo, dưới thời Ngụy Tấn魏晋 – Nam Bắc Triều南北朝 – Tùy Đường隋唐 thì đây lại là một trong những vùng tiên tiến hàng đầu. Từ ngay từ thời Đông Hán 东汉cho đến Tam Quốc三国 vị tăng nhân đầu tiên của Trung Quốc tu theo phương pháp đại tiểu thừa song tu大小乘兼修 - Khương Tăng Hội康僧会, bộ trứ tác đầu tiên kiêm luận đại tiểu thừa kinh nghĩa về Hán truyền Phật giáo của Mâu Tử牟子 - “Lý Hoặc Luận理惑论”, bản dịch đầu tiên của bộ kinh kết hợp giáo lý đại thừa và tiểu thừa - “Pháp Hoa Kinh法华经”……đều ra đời tại Lĩnh Nam cả. Các vị tăng nhân Tây Trúc西竺 cũng
như các tác phẩm Phật điển từ đường biển vào Trung Hoa, trước tiên nhất
định phải tới Lĩnh Nam rồi sau đó mới đi lên mạn Bắc, các vị cao tăng
như Cầu Na Bạt Ma求那跋摩, Cầu Na Bạt Đà La求那跋陀罗, Chân Đế真谛, Bồ Đề Đạt Ma菩提达摩
…..đều như thế cả. Đặc biệt là Bồ Đề Đạt Ma là người được xem là Sơ Tổ
của Thiền Tông Trung Quốc đầu tiên đã từ cửa tây của Quảng Châu cập bến
vào Trung Hoa, thế nên đến nay nơi ấy vẫn còn lưu truyền Thánh tích “Tây
lai sơ địa西来初地”. Ngôi chùa Quang Hiếu 光孝nơi
Lục Tổ Huệ Năng thí phát xuất gia là trung tâm Phật giáo và là trung
tâm dịch thuật Phật điển của Lĩnh Nam, cây bồ đề trong ngôi già lam này
nơi Huệ Năng Đại Sư thí phát xuất gia, thọ giới cụ túc rồi
khai diễn thượng thừa giáo lý chính là do một vị cao tăng đến từ Ấn Độ
trồng…..thực tế có thể xem Lĩnh Nam là một trọng địa của văn hóa Phật
giáo Trung Quốc.
Vùng
Tân Châu nơi mà Huệ Năng sinh sống, dưới thời Tùy Đường tuy là một nơi
nghèo nàn hẻo lánh, là nơi lưu đài của các quan viên nhưng lại là nơi
Phật giáo hết sức phát triển. Căn cứ vào những thư tịch ủa địa phương
ghi chép lại, vào lúc ấy vùng Tân Châu cỏn con ấy lại có tới hơn 20 ngôi
tự viện; vào lúc Huệ Năng chào đời có hòa thượng tới nhà đặt tên cho;
khi Huệ Năng vào huyện thành bán củi thì nghe người ta tụng “Kim Cang
Kinh金刚经” mà bộ kinh này lại được truyền tới từ chỗ Ngũ Tổ Huỳnh Mai黄梅五祖 ở Hồ Bắc湖北. Trên đường ngược lên miền Bắc tầm cầu giáo pháp, khi đến Khúc Giang 曲江thì nghe ni cô Vô Tận Tạng tụng “Niết Bàn Kinh涅槃经”, đến Nhạc Xương 乐昌thì nghe được Huệ Kỷ 慧 纪thiền sư tụng “Đầu Đà Kinh投陀经”
Đoạn
sử trên đã rõ ràng cho chúng ta thấy, thời đại và vùng đất mà Huệ Năng
sống, trong bầu không khí văn hóa Phật giáo ấy, đối với một người có đầy
đủ tuệ căn như Huệ Năng mà nói đã như tận hưởng hương vị cam lộ trong
mưa pháp, cho dù Huệ Năng không biết chữ, nhưng Ngài lại rất ý thức thậm
chí là nhẫn nại lắng nghe người khác tụng kinh, việc này trên thực tế
đã là một phương thức và là một quá trình học tập. Cho nên, trước khi
đến lễ bái Ngũ Tổ, không phải hoàn toàn không biết tí gì về Phật lý.
Phần lớn các kinh luận Phật điển được Đại Sư dẫn dụng sau này trong thời
gian hoằng hóa cũng như trong “Đàn Kinh” có lẽ đa phần là những y cứ
vào những kinh điển mà Ngài nghe được trong thời gian này.
Ngoài
văn hóa Phật giáo Lĩnh Nam, tính cách dám nói dám làm chịu thương chịu
khó của người Lĩnh Nam cũng vun đắp cho sự trưởng thành cũng như thành
công của Huệ Năng Đại Sư. Trong buổi sơ kiến với Ngũ Tổ, Tổ hỏi Ngài đến
để làm gì, Ngài thưa đến đề “làm Phật” chứ không đáp đến để “học Phật”.
Sự sai biệt chỉ một chữ “học” và “làm” cũng đủ phản ánh cho ta thấy
tính thẳng thắn của Ngài. Đại Sư ở chùa Ngũ Tổ 8 tháng, vì mong cầu học
Phật, đeo đá trên lưng giã gạo làm công quả đến nổi lưng bị cọ lở loét
mà cũng không màng, thể hiện sức mạnh và tinh thần của người Lĩnh Nam vì tìm cầu chân lý mà không ngại sự kiên trì nhẫn nại trước gian khó đến mức trác việt.
Một
cuộc đời 76 năm của Huệ Năng Đại Sư, ngoài 8 tháng trú tại chù Ngũ Tổ
ra, Ngài đều sinh sống tại Lĩnh Nam, chính văn hóa Lĩnh Nam đã sinh ra
một vĩ nhân như Lục Tổ Huệ Năng. Đối với vấn đề này, khi viết bi ký cho
Lục Tổ Huệ Năng Vương Duy đã đưa ra nhận định “chúng sinh vi tịnh thổ众生为净土”(chúng sinh là đất Tịnh) “thế sự thị độ môn世事是度门”(chuyện đời là cửa để độ), “thế sự” và “chúng sinh” là nguồn văn hóa bất tận của Huệ Năng Đại Sư.
4. Tư tưởng của Huệ Năng trở thành lá cờ đầu đàn trong nền văn hóa Lĩnh Nam :
Văn
hóa Lĩnh Nam đã trưởng dưỡng nên một vĩ nhân như Huệ Năng, ngược lại,
sức sống và tư tưởng triết học mà Huệ Năng mang lại cho thiền học Phật
giáo đã thổi vào nền văn hóa Lĩnh Nam, thậm chí là nền văn hóa Trung
Quốc sức sống và tiềm lực sống, trở thành một lá cờ nổi trội trong nền
văn hóa Lĩnh Nam.
Quan niệm về Phật tính “tức tâm tức Phật即心即佛”, quan niệm về tu hành “đốn ngộ thành Phật顿悟成佛”, quan niệm về giải thoát “tự tính tự độ自性自度”
và chủ trương không sùng bái thần tượng, tranh tượng, phản đối chấp
nhặt vào văn tự, phản đối ngồi thiền tụng kinh…của Huệ Năng không chỉ là
một cuộc cách mạng của Phật giáo Trung Quốc, hơn nữa nó còn vượt khỏi
ranh giới của tôn giáo, ảnh hưởng đến tiến trình phát triển tư tưởng văn
hóa của Trung Quốc. Tư tưởng của Huệ Năng có một sức ảnh hưởng hết sức
to lớn và sâu đậm đối với nền Lý học理学Trung Quốc dưới thời Tống Minh宋明, mà trong đó có Trương Tải张载, Vương Đình Tướng王廷相, Vương Phu Chi王夫之 đại diện cho Khí học气学; Nhị Trình二程 (Trình Hạo程颢, Trình Di程颐) và Chu Hy 朱熹đại diện cho Lý học; Lục Cửu Uyên陆九渊, Vương Dương Minh王阳明, Trần Bạch Sa陈白沙 đại diện cho Tâm học心学.
Do vậy nên có người nói “Huệ Năng là người đầu tiên trong lịch sử văn
hóa Trung Quốc hoàn thành hợp nhất tam giáo, Lý học Tống Minh là chỉ
đứng thứ hai trong công việc này, cũng có thể nói là bước tiếp theo vết
chân của Huệ Năng”
Thiền
pháp của Huệ Năng cũng có một sức ảnh hưởng hết sức sâu rộng tới nền
văn học nghệ thuật Trung Quốc như : thơ ca, hội họa, thư pháp, vũ đạo,
âm nhạc, phong cánh kiến trúc…, mang Thiền vào thơ, vào họa, vào thư
pháp, vào vũ điệu tạo nên các thi tăng, thư tăng, họa tăng, nhạc tăng và
kiến trúc mang phong cách Phật giáo, tạo thành một nền văn học nghệ
thuật rực rỡ đa sắc mà khởi điểm là từ thời Đường Tống trở về sau.
Lục Tổ Huệ Năng Đại sư – nguời phản đối việc sùng bái thần tượng lại trở thành thần tượng trong lòng người dân Lĩnh Nam.
Thế nên, bất kể là cư dân lâu đời hay chỉ là cư dân du nhập sống nhờ
tại vùng đất Lĩnh Nam đều xem Huệ Năng Đại sư là sợi dây hữu hình và vô
hình nối kết hết mạch của người Lĩnh Nam. Dưới triều đại nhà Thanh清, theo làn sóng di dân vào đất Tứ Xuyên四川 của cháu con hậu duệ người Quảng Đông mà sử gọi là “Hồ Quảng trấn Tứ Xuyên湖广填四川”, hội quán đồng hương của họ phần lớn đều được đặt tên là “Nam Hoa Cung南华宫”, “Nam Hoa Miếu南华庙”, “Lục Tổ Miếu六祖庙”, “Lục Tổ Hội六祖会”…
Trong điện an trí tôn tượng của Lục Tổ Huệ Năng, và tế tự theo thời
gian quy định. Theo thống kê, Tứ Xuyên dưới triều đại nhà Thanh có
khoảng 300 ngôi Nam
Hoa Cung. Có rất nhiều Hoa kiều gốc Quảng Đông đang sống tại hải ngoại
giữ nếp thờ phụng Lục Tổ Huệ Năng, tại Nam Phi, ngôi chùa Phật đầu tiên
do Hoa Kiều chung tay góp sức tôn tạo nên được đặt tên là Nam Hoa Tự.
Điều
cần chỉ ra rõ ở đây, việc thờ phụng bái tế Lục Tổ Huệ Năng của di dân
Lĩnh Nam và kiều bào ở hải ngoại, tình cảm trong buổi lễ thấm đẫm tình
hương thân vượt xa sắc thái tôn giáo vốn có. Trên thực tế, Lục Tổ Huệ Năng đã trở thành ngọn cờ quy tụ và cố kết tình hương thân.
5. Ý nghĩa của sinh hoạt Thiền :
Nếu
nói quan niệm về Phật tính, quan niệm về tu hành và quan niệm về giải
thoát của Huệ Năng có ảnh hưởng sâu rộng trong giới văn nhân trí thức
của xã hội, vậy thì “Phật giáo trong nhân gian人间佛教” “thiền trong sinh hoạt生活禅”
của ông chính là sự đối mặt trực diện đối với đại chúng, với xã hội và
với hiện thực. “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác, ly thế
mịch bồ đề, kháp như cầu thố giác佛法在世间,不离世间觉,离世觅菩提,恰如求兔角”
(Phật pháp tại cõi thế, không thể rời thế gian mà cầu, nếu rời thế gian
mà tìm cầu, tựa hồ tìm sừng thỏ), yêu cầu mọi người nên tìm cầu Phật
Pháp ngay trong hiện thực; Thiền không nơi nào mà không có, không lúc
nào mà không hiệnv diện, không việc gì mà không có thiền, đi đứng nằm
ngồi, ăn cơm, đốn củi, gánh nước, lao tác dều gọi là thiền; do vậy mà
tại gia cũng có thể hành thiền, không nhất thiết phải vào tự miếu. Đó
chính là “sinh hoạt thiền” do Lục Tổ Huệ Năng lĩnh xướng – hành thiền
ngay trong cuộc sống, và sống ngay trong trạng thái hành thiền.
Điều
cần hiểu rõ ở đây là, công dụng của tu thiền đối với hành giả là tịnh
hóa tâm linh, chứ không phải là công phu biểu hiện bên ngoài. Thế nên
khi có người hỏi làm sao tu thiền tại nhà, Huệ Năng đã ứng đáp bằng bài
tụng “Vô tướng” 无相颂, bài kệ này chính là cách ngôn chí lý trong việc dạy một con người, trưởng dưỡng một con người và làm một con người:
心平何劳持戒,行直何用修禅。
恩则孝养父母,义则上下相怜。
让则尊卑和睦,忍则众恶无喧。
若能钻木出火,淤泥定出红莲。
苦口的是良药,逆耳必是忠言。
改过必生智慧,护短心内非贤。
日用常行饶益,成道非由施钱。
菩提只向心觅,何劳向外求贤。
听说依此修行,天堂只在目前。
恩则孝养父母,义则上下相怜。
让则尊卑和睦,忍则众恶无喧。
若能钻木出火,淤泥定出红莲。
苦口的是良药,逆耳必是忠言。
改过必生智慧,护短心内非贤。
日用常行饶益,成道非由施钱。
菩提只向心觅,何劳向外求贤。
听说依此修行,天堂只在目前。
Dịch âm:
Tâm bình hà lao trì giới, hạnh chân hà dụng tu thiền.
Ân tắc hiếu dưỡng phụ mẫu, nghĩa tắc thượng hạ tương liên.
Nhượng tắc tôn ti hòa mục, nhẫn tắc chúng ác vô huyên.
Nhược năng toàn mộc xuất hỏa, ứ nê định xuất hồng liên.
Khổ khẩu đích thị lương dược, nghịch nhĩ tắc thị trung ngôn.
Cải quá tắc sinh trí tuệ, hộ đoản tâm nội phi hiền.
Nhật dụng thường dùng nhiêu ích, thành đạo phi do thí tiền.
Bồ đề chỉ hướng tâm mích, hà lao hướng ngoại cầu hiền.
Thính thuyết y thử tu hành, thiên đường chỉ tại mục tiền.
Dịch thơ:
Tâm đã bình đâu cần trì giới, Hạnh thuần rồi lọ hỏi tu thiền.
Hiếu thân giữ đạo tinh chuyên, Nghĩa vui trên dưới một niềm sẻ chia.
Khéo nhịn nhường tôn ti hòa nhã, Nhẫn được là nghiệp ác chẳng sinh
Dùi cây cháy lửa tường minh, Dưới bùn nở đặng dáng hình hồng liên.
Thuốc tuy đắng chữa liền bệnh tật, Lời khó nghe nhưng thật lòng trung.
Sửa sai trí tuệ theo cùng, Chấp mê tâm ấy chẳng đồng hiền nhân.
Câu hành thiện chuyên cần mỗi nhật, Việc thi ân đâu nhất thiết tiền,
Bồ đề, tâm sẵn lối riêng, Đâu cần hướng ngoại cầu hiền làm chi.
Nhận nghe lời pháp hành trì, Thiên đường trước mắt nhọc gì tầm xa.
Những cái gọi là “tâm thành心诚”, “tâm thiện心善”, “tâm hảo心好”, “hạnh trực行直”, “hành thiện行善”, “tích đức积德” cùng với hiếu孝, nghĩa义, nhẫn忍, nhượng让…
mà Lục Tổ Huệ Năng thường hay đề cập và nhấn mạnh đều lấy người làm
gốc, lấy tâm làm đầu, mang đến cho con người hoài bão, lý tưởng tột
cùng, đó chẳng phải là điều cần thiết cho việc xây dựng một xã hội hài
hòa đó sao? Thế nên, ý nghĩa của nó là to lớn vô cùng.
Thiền
pháp của Lục Tổ Huệ Năng sở dĩ được tầng lớp bình dân hưởng ứng mạnh mẽ
chính là vì nó phù hợp với nhu cầu trong đời sống và tâm tư của giới
bình dân, vì nó khởi nguyên từ cuộc sống lại được ứng dụng lại ngay vào
cuộc sống.
Thiền
pháp của Lục Tổ Huệ Năng có được một sức sống tiềm tàng hết sức mạnh
mẽ, trải qua pháp nạn diệt Phật vào niên hiệu Hội Xương 会昌cuối
đời Đường, bao nhiêu tông phái khác lần lượt suy yếu rồi mất đi, mà
thiền pháp của Huệ Năng vẫn một cây xum xuê cành lá, trải hơn ngàn năm
chẳng chút lụn tàn. Đến nay mà vẫn cành xanh lá biếc che mát một vùng,
sức sống ấy chính là do có được sự ủng hộ của tầng lớp bình dân, là Phật
giáo trong lòng người dân lao động.
6. Nam thiền của Huệ Năng Đại Sư bước ra thế giới :
Thiền pháp đốn giáo nam tông của Lục Tổ Huệ Năng, trải qua pháp tự truyền thừa hoằng dương, đã sản sinh ra tông Lâm Tế临济宗, tông Qui Ngưỡng沩仰宗, tông Tào Động曹洞宗, tông Vân Môn云门宗, tông Pháp Nhãn 法眼宗cùng với hai chi phái nhỏ thuộc môn hạ Lâm Tế là phái Dương Kỳ 杨歧派và phái Huỳnh Long黄龙派, sử gọi Nam Thiền “ngũ hoa nhất diệp一花五叶” và “ngũ gia thất tông五家七宗”.
Trong số đó, tông Lâm Tế và tông Tào Động đã không chỉ xum xuê cành lá
tại quốc nội, mà hơn thế nữa, hai tông này bước qua giới hạn quốc gia,
đưa Nam thiền tiến ra thế giới.
Phật
giáo khởi nguyên từ Ấn Độ, sau khi mai một dần tại Ấn Độ, đã có không
ít tăng nhân Ấn Độ đông lai trung thổ cầu Phật vấn Pháp. Trong số môn hạ
đồ chúng của Huệ Năng Đại Sư nghiễm nhiên cũng có những tăng nhân Thiên
Trúc天竺,
ví như những vị tăng Ấn Độ từng đảm nhận vai trò truyền giới và chứng
giới, xuống tóc thụ giới cho Huệ Năng sau này cũng đã trở thành đệ tử
của Huệ Năng, trong số hơn 40 đệ tử thành tựu đạo quả thừa tự thiền pháp
của Huệ Năng có một vị đến từ Tây Ấn西印度 – Thành Quật Đa Tam Tạng成堀多三藏.
Sức
ảnh hưởng của Nam thiền đối với các quốc gia ngoài lãnh thổ Trung Quốc,
trước tiên bắt đầu từ các quốc gia lân cận sông liền sông núi liền núi
về phía đông và phía nam của Trung Quốc, sau đó dần lan rộng ra xa hơn.
Theo những thư tịch còn lại, sau khi Huệ Năng viên tịch khoảng 20 năm,
có vị tăng Triều Tiên朝鲜 thuê bọn cướp sang Trung Quốc trộm lấy thủ cấp của Huệ Năng để mang về Triều Tiên lễ bái cúng dường, tuy ý định chưa thành, nhưng
cũng đã cho thấy sự kính tin và sùng bái Lục Tổ Huệ Năng của giáo giới
Triều Tiên. Sự giao lưu Phật giáo giữa Trung Quốc và Triều Tiên diễn ra
từ rất sớm, nhưng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tại quốc gia này lại
chính là các tông phái của Nam thiền. Đến thời kỳ Cao Ly高丽, đã tiến hành hợp nhất các tông các phái thành “Tào Khê tông曹溪宗”,
từ đó có thể thấy sức ảnh hưởng to lớn của Lục Tổ Huệ Năng đối với Phật
giáo Triều Tiên. Cho nên nói mộc bản bản kinh “Pháp Bảo Đàn Kinh” Đức
Dị 德异được lưu truyền cho tới ngày hôm nay là bản khắc của Cao Ly (Triều Tiên) thì cũng không có gì là lạ.
Thiền tông bắt đầu truyền vào Nhật Bản日本 vào thế kỷ thứ 8, đến dưới thời Liêm Thương 镰仓(1192 – 1333) mới thực sự phát triển mạnh, pháp hệ Nam thiền của Huệ Năng : tông Lâm Tế临济宗, tông Tào Động曹洞宗, tông Hoàng Bá黄檗宗
lần lượt hưng thịnh tại Nhật Bản, dấy lên sự phát sinh các chi phái
Thiền tại quốc gia này, có hơn 20 chi phái như thế ra đời, biến Nhật Bản
thành vùng đất chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất, rộng lớn nhất từ Thiền tông
Trung Quốc.
Sức
ảnh hưởng của Thiền tông đối với Nhật Bản không chỉ giới hạn trong giáo
giới, mà nó còn ảnh hưởng tới cả nền văn hóa Nhật Bản và đời sống sinh
hoạt hàng ngày của dân tộc Đại Hòa 大和(Nhật
Bản). Ví như trà đạo, hoa đạo, võ sĩ đạo và trang phục của Nhật Bản
dường như cái nào cũng mang ánh sáng và hơi thở của Thiền. Giáo sư Dương
Tằng Văn杨曾文,
Giám đốc Sở nghiên cứu văn hóa Phật giáo Trung Quốc từng nói “Thiền
tông truyền vào Nhật Bản chính là cao trào giao lưu văn hóa Trung Nhật
lần thứ 2 thời cổ đại. Dưới thời đại Liêm Thương (thế kỷ X-XI) lần đầu
tiên tạo dựng nên trong lịch sử Nhật Bản một thể chế chính trị xã hội do
các võ sĩ nắm vai trò chi phối. Sự truyền nhập Tống học vào Nhật Bản mà
trung gian chính là Thiền học và các Thiền tăng giữ vai trò chủ đạo đã
tạo nên một tác dụng tích cực trong việc xác lập nền luân lý quan niệm
cho sự hài hòa nhịp nhàng giữa triều đình (nhà nước) – mộ võ (võ sĩ) –
Phật gia (nhà chùa) và sự phát triển của văn hóa dân tộc Nhật Bản.”
Còn Phật giáo Việt Nam越南
thì lại chịu sự ảnh hưởng từ hai hướng du nhập của Phật giáo, một hướng
là Phật giáo truyền trực tiếp từ Ấn Độ vào qua đường biển và một hướng
nữa là Phật giáo Hán truyền du nhập vào Việt Nam qua đường bộ, nhưng
nhìn chung tông Lâm Tế và tông Tào Động của Nam thiền chiếm chiếm ưu
thế, như Thiền sư Thạch Liêm Đại Sán石濂大汕 chủ trì Trường Thọ tự 长寿寺(Quảng
Châu) truyền thừa đời thứ 29 tông Tào Động vào niên đại cuối Minh đầu
Thanh nói : “Lô tổ quy Dữu Lĩnh, tông phong nhật hướng Nam卢祖(即慧能)归庾岭,宗风日向南”(Lô
tổ (tức Huệ Năng) về Dữu Lĩnh, tông phong ngày một thiên về Nam), “Đại
Giám đương niên Dữu Lĩnh hồi, vu kim ngô đạo hựu nam khai大鉴(即慧能)当年庾岭回,于今吾道又南开”(Đại
Giám (tức Huệ Năng) khi xưa về Dữu Lĩnh, Đạo ta nay lại mở về Nam). Thế
nên Ngài Thạch Liêm đã sang Việt Nam truyền giáo dưới Vương triều nhà
Nguyễn阮氏王朝 , đồ chúng có hơn 2000, được vua Nguyễn kính tín, ban tặng vàng lụa vô số.
Đối
với việc Thiền tông truyền ra Âu Mỹ thì người Nhật Bản và đồng bào Hoa
kiều giữ vai trò trung gian thúc đẩy quá trình truyền bá. Năm 1893, một
tăng nhân Nhật Bản là Thích Tông Diễn 释宗演đã
xuất hiện tham dự đại hội tôn giáo thế giới, thúc đẩy sự phát triển cho
Thiền học; bên cạnh đó, những cống hiến từ các công trình nghiên cứu
của vị thạc đức trong Thiền học, Linh Mộc Đại Chuyết 铃木大拙 (Suzuki
Teitaro Daisetz) đã thúc đẩy trực tiếp đến sự lan rộng của Thiền học
tại nước Mỹ. Ngoài ra, giới dịch giả văn hóa Thiền người Mỹ gốc Hoa cũng
có một sự cống hiến hết sức to lớn. Nhưng phát triển đến sau này, các
tín đồ tại Mỹ quốc phát hiện ra rằng, dòng Thiền du nhập vào Mỹ sau khi
ngang qua Nhật Bản đã “biến vị”, thế là họ lại đổ xô về vùng đất khởi
nguyên của Nam Thiền – Quảng Đông, với hy vọng tìm được chân vị của
thiền pháp đốn giáo Nam tông.
Ngoài
ra, thông qua sự truyền bá quyển “Lục Tổ Đàn Kinh” trên thế giới để
thấy được sự phát triển thiền pháp của Lục Tổ Huệ Năng ra thế giới. Từ
năm 1930, Huỳnh Mậu Lâm 黄茂林đã
có bản dịch tiếng Anh quyển “Lục Tổ Đàn Kinh”, sau đó được xuất bản tại
nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới, mở ra dòng chảy đầu tiên
cho việc phiên dịch “Đàn Kinh” ra tiếng Anh, đến hiện nay đã xuất hiện
12 bản dịch tiếng Anh khác nhau cho quyển “Đàn Kinh”. Ngoài bản dịch
tiếng Anh, “Lục Tổ Đàn Kinh” còn được dịch ra nhiều thứ tiếng khác như
Hàn, Nhật, Pháp, Đức, Tây Ban Nha… Giáo sư Lâm Quang Minh林光明
trong bản dịch ấy có nói “nếu y cứ vào trình và số lượng kinh Phật được
dịch ra tiếng nước ngoài để xếp hạng……hạng nhất đương nhiên phải là
“Tâm Kinh”…..hạng nhì thì chắc chắn phải là “Đàn Kinh”. Giáo sư Lancaster 蓝卡斯特cũng từng nhận định “ ‘Đàn Kinh’ là một trong những kinh điển Phật giáo mà người Tây phương quen thuộc nhất”.
(nguyên tác : Lâm Hữu Năng – Phó hội trưởng Hội nghiên cứu văn hóa Thiền Quảng Đông)
Dã Hạc Cư 16.09.2009
Trí Hải cư sĩ Lê Ngọc Đình Việt dịch
tocgiothoibay wrote on Sep 29, '09
Mình
được đọc qua cuốn Đàn Kinh này nhưng thú thực vốn triếng Trung của mình
quá kém nên không hiểu hết được ý sâu sa của nó, hiện mình vẫn đang giữ
nó kèm theo cuốn ' Tam Bộ Nhất Bái' của Hòa Thượng Tuyên Hóa. phải nói
là rất có ý nghĩa.
Cảm ơn bạn và rất khâm phục bạn |
sondacuongnhan wrote on Sep 30, '09
@tocgiothoibay
: một chút chia sẻ cùng những tâm hồn đồng điệu về một con người kỳ lạ
trong lịch sử thôi, có gì đâu mà bạn phải khen hihihi. "Lục Tổ Pháp Bảo
Đàn Kinh" có tiếng Việt mà, bạn tìm xem thêm nhé ! mình thì chưa đọc tác
phẩm của Tuyên Hóa Thượng Nhân.
Thân. |
sondacuongnhan wrote on Sep 1, '10
huynhtran said
Cô có đọc qua về Lục Tổ Huệ Năng, và qua các sách về Thiền Tông VN và TQ. Đình đã đọc bộ kinh Kim Cang chưa! Khi nghe kinh này mà Lục Tổ ngộ đạo. Cô sẽ gửi Đình quyển 金剛般若波羅蜜經 do 六組大師慧能解義.
Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, hihi
con cảm ơn cô trước ạ! |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét